1. Bảo hiểm bắt buộc ô tô là gì?
Bảo hiểm bắt buộc ô tô có tên gọi đầy đủ, chính xác là: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đây là loại bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm thay mặt cho chủ xe cơ giới, bồi thường cho những rủi ro mà chủ xe cơ giới gây ra cho phương tiện khác cùng tham gia giao thông (thường được gọi là bên thứ ba). Ví dụ, chủ xe ô tô Toyota Vios đang điều khiển xe trên đường, do bất cẩn thiếu quan sát nên đã đâm vào một xe máy đang lưu thông trên đường và xe máy đi đúng luật. Hậu quả làm cho người điều khiển xe máy bị thương và chiếc xe máy bị hư hại. Do xe máy đi đúng luật và ô tô sai do thiếu quan sát, không làm chủ được tốc độ nên Chủ xe ô tô có trách nhiệm phải bồi hoàn toàn bộ thiệt hại về người và tài sản cho chủ xe máy. Trong trường hợp này, nếu chủ xe ô tô không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thì sẽ phải tự bỏ tiền túi để bồi thường cho chủ xe máy. Ngược lại, nếu chủ xe ô tô có tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, thì công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ xe ô tô bồi thường cho chủ xe máy theo thiệt hại thực tế về người và tài sản.
Như vậy, chúng ta thấy bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có tính nhân văn rất cao và các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện nghiêm túc việc tham gia loại hình bảo hiểm này từ lâu để đảm bảo ổn định xã hội, bảo vệ những người tham gia giao thông không may bị phương tiện giao thông khác đâm va mà chủ phương tiện gây tai nạn lại không có đủ tiền hoặc không muốn mất một số tiền lớn nên trốn tránh trách nhiệm bồi thường cho người bị nạn. Bảo hiểm này cũng bảo vệ chính những Chủ phương tiện giao thông gây tai nạn, với một số tiền bỏ ra rất nhỏ, nhưng họ sẽ yên tâm khi gây tai nạn cho phương tiện khác, họ đã có Công ty bảo hiểm đứng ra bồi thường cho những hậu quả tai nạn do mình gây ra.
Như tên gọi, Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô là loại hình bảo hiểm bắt buộc phải tham gia theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Do đó, dù muốn hay không thì Chủ xe ô tô cũng phải mua loại hình bảo hiểm này, nếu không có bảo hiểm bắt buộc hoặc bảo hiểm đã hết hạn, Chủ xe ô tô sẽ bị phạt và cũng không thể làm đăng kiểm xe. Một điều khá đáng tiếc là mặc dù hầu hết các chủ xe ô tô đều đã mua bảo hiểm bắt buộc ô tô, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người không hiểu Bảo hiểm bắt buộc ô tô dùng để làm gì, quyền lợi ra sao và thậm chí không biết mức phạt khi không có bảo hiểm bắt buộc. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
2. Mức phạt nếu không có bảo hiểm bắt buộc
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, nếu chủ xe không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS chủ xe hoặc giấy không còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000/đồng đối vởi xe gắn máy; mức phạt đối với chủ xe ôtô là từ 400.000 – 600.000/đồng.
3. Quyền lợi bảo hiểm bắt buộc
Bảo hiểm sẽ chi trả cho những thiệt hại đối về người và tài sản mà chủ xe ô tô đã gây ra cho bên thứ ba (đối tượng bị chủ xe ô tô va chạm). Số tiền bồi thường sẽ dựa trên thiệt hại thực tế về người (số tiền trị tai nạn) và về tài sản (tiền sửa chữa xe). Hạn mức bồi thường không vượt quá mức quy định cụ thể sau:
– Hạn mức bồi thường về người tối đa: 100.000.000đồng/người/vụ tai nạn
– Hạn mức bồi thường về tài sản tối đa: 100.000.000đồng/vụ tai nạn
Bảo Việt chỉ chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đối với những tai nạn xe cơ giới xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Bảo Việt sẽ không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự ô tô là gì? Mua ở đâu có giá rẻ nhất
- Bảo hiểm bắt buộc ô tô điện tử – Khỏi lo thất lạc bảo hiểm
- Bí quyết mua bảo hiểm ô tô bắt buộc nhanh, đơn giản, an toàn nhất (2023)
- Bảo hiểm bắt buộc TNDS ô tô có phải xuất trình khi đi đăng kiểm?
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
– Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại
– Lái xe gây tai nạn có hành động cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới;
– Lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn thì được coi là không có giấy phép lái xe
– Thiệt hại gây hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại
– Thiệt hại đối với tài sản bị mắt cắp hoặc mất cướp trong tai nạn
– Chiến tranh, động đất, khủng bố
– Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt